16 thg 11, 2007

LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Các thông tin trong bài viết này được chúng tôi khai thác từ http://wikipedia.org chỉ có tính chất tham khảo không phải là quan điểm chính thống trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học luật dân sự

----------------------------------------------------------

Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó và có hiệu lực pháp lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Lịch sử

Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, luật dân sự Việt Nam không được tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điều khoản của các bộ luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn triều hình luật (Hoàng Việt luật lệ). Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các bộ luật dân sự được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Ví dụ ở Nam Kỳ thì bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936. Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, do hoàn cảnh chiến tranh với người Pháp nên chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các bộ luật dân sự này. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL để "sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật" nhằm sửa đổi một số điều trong các bộ dân luật cũ này. Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 tòa án tối cao ra chỉ thị số 772/TATC để "đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc". Từ thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu hẳn bộ luật dân sự thực thụ. Một số mảng của luật dân sự được tách ra thành các bộ luật khác như Luật hôn nhân và gia đình hay các văn bản pháp quy dưới luật như thông tư, chỉ thị, nghị định, pháp lệnh. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dân sự như thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ v.v không được điều chỉnh trực tiếp. Các quy định về nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu là các vấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim khí quý và đá quý v.v và nói chung mang nặng tính chất hành chính. Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật Quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh về Hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991) v.v. Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996). Sau 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế.

Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006

Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ về tài sản, nhân thân trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động (Điều 1 bộ Luật dân sự năm 2005).

Bộ luật Dân sự năm 2005

Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 gồm có 777 điều, chia thành 7 phần và 36 chương. Cụ thể như sau:

*Phần I: Quy định chung.

    • Chương 1: Gồm 3 điều (1-3) quy định nhiệm vụ và hiệu lực của bộ luật dân sự Việt Nam.
    • Chương 2: Gồm 10 điều (4-13) quy định những nguyên tắc cơ bản.
    • Chương 3: Gồm 70 điều (14-51) quy định về cá nhân.
      • Mục 1: Gồm 10 điều (14-23) quy định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân (Trong luật học, thể nhân hay tự nhiên nhân là một con người có thể cảm nhận được thông qua các giác quan và bị các quy luật tự nhiên chi phối, ngược lại với pháp nhân, là một tổ chức nào đó, mà vì một số mục đích nhất định thì luật pháp xem như là một cá nhân tách biệt với các thành viên và/hoặc chủ sở hữu của nó.

        Ví dụ, các điều khoản pháp lý như sửa đổi thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ đảm bảo quyền bầu cử của phụ nữ, chỉ áp dụng cho thể nhân mà thôi. Trong nhiều trường hợp thì các quyền con người cơ bản hoàn toàn chỉ được dành cho thể nhân; ví dụ một công ty không thể đảm nhiệm một chức vụ trong xã hội, nhưng công ty này có thể khởi kiện hay có thể bị khởi kiện.

        Mặc dù các truyện khoa học viễn tưởng từ lâu rồi đã mơ tưởng về khả năng tồn tại của các người máy (robot) có tri giác, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một tòa án nào xem xét câu hỏi về việc các dạng người máy này có thể được coi là "thể nhân" hay không.

        Tại Việt Nam, trong các văn bản pháp quy hiện nay, như bộ Luật Dân sự 2005, lại không sử dụng khái niệm thể nhân, mà thay vào đó là khái niệm cá nhân).

      • Mục 2: Gồm 28 điều (24-51) quy định về quyền nhân thân.
      • Mục 3: Gồm 6 điều (52-57) quy định về nơi cư trú.
      • Mục 4: Gồm 15 điều (58-73) quy định về giám hộ.
      • Mục 5: Gồm 10 điều (74-83) quy định về thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích và tuyên bố chết.
    • Chương 4: Gồm 22 điều (84-105) quy định về pháp nhân (Pháp nhân là một định nghĩa luật pháp về một thực thể mang tính hội đoàn, thường dùng trong luật kinh tế. Về pháp nhân có rất nhiều quan điểm, nhưng quan trọng nhất pháp nhân chỉ ra được các thực thể hội đoàn có những biểu hiện tương tự như thể nhân. Pháp nhân có nhiều định nghĩa, song theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức có tư cách tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.).
      • Mục 1: Gồm 16 điều (84-99) quy định chung về pháp nhân.
      • Mục 2: Gồm 6 điều (100-105) quy định về các loại pháp nhân.
    • Chương 5: Gồm 15 điều (106-120) quy định về hộ gia đình và tổ hợp tác.
      • Mục 1: Gồm 5 điều (106-110) quy định chung về hộ gia đình.
      • Mục 2: Gồm 10 điều (111-120) quy định về tổ hợp tác.
    • Chương 6: Gồm 18 điều (121-138) quy định về giao dịch dân sự.
    • Chương 7: Gồm 10 điều (139-148) quy định về đại diện.
    • Chương 8: Gồm 5 điều (149-153) quy định về thời hạn.
    • Chương 9: Gồm 9 điều (154-162) quy định về thời hiệu.

*Phần II: Tài sảnquyền sở hữu

·Chương 10: Gồm 11 điều (163-173) quy định chung.

    • Chương 11: Gồm 8 điều (174-181) quy định các loại tài sản.

Chương 12: Gồm 18 điều (182-199) quy định nội dung quyền sở hữu.

      • Mục 1: Gồm 10 điều (182-191) quy định quyền chiếm hữu.
      • Mục 2: Gồm 3 điều (192-194) quy định quyền sử dụng.
      • Mục 3: Gồm 5 điều (195-199) quy định quyền định đoạt.
    • Chương 13: Gồm 33 điều (200-232) quy định các hình thức sở hữu.
      • Mục 1: Gồm 8 điều (200-207) quy định sở hữu nhà nước.
      • Mục 2: Gồm 3 điều (208-210) quy định sở hữu tập thể.
      • Mục 3: Gồm 3 điều (211-213) quy định sở hữu tư nhân.
      • Mục 4: Gồm 13 điều (214-226) quy định sở hữu chung.
      • Mục 5: Gồm 3 điều (227-229) quy định sở hữu của tổ chức chính trị, chính trị-xã hội.
      • Mục 6: Gồm 3 điều (230-232) quy định sở hữu của tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp.
    • Chương 14: Gồm 22 điều (233-254) quy định về xác lập, chấm dứt quyền sở hữu.
      • Mục 1: Gồm 15 điều (233-247) quy định về xác lập quyền sở hữu.
      • Mục 2: Gồm 7 điều (248-254) quy định về chấm dứt quyền sở hữu.
    • Chương 15: Gồm 7 điều (255-261) quy định về bảo vệ quyền sở hữu.
    • Chương 16: Gồm 18 điều (262-279) những quy định khác về quyền sở hữu.

    Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

    Tài sản cố định

    Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.

    Có ba loại tài sản cố định:

    • Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
    • Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
    • Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

    Tài sản lưu động

    Là tư liệu sản xuất chỉ dùng được trong một chu kỳ sản xuất. Đó là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có thể chuyển ngay thành tiền mặt, như thương phiếu, v.v.

    = Tài sản hữu hình: bao gồm những vật(có những điều kiện nhất định)tiền và giấy tờ có giá.(ngôn ngữ luật học).Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan nhận biết được hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được.Điều kiện để vật trở thành tài sản là một vấn đề còn tranh cãi rất nhiều. Bởi vì khi vật không thuộc của ai gọi là vật vô chủ không ai gọi là tài sản vô chủ cả.khi nói đến tài sản hữu hình bắt buộc chúng phải có một số đặc tính riêng như: Thuộc sở hữu của ai đó.

      : có thể mua bán được;
    : Có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất;
    :là những thứ đã tồn tại(tài sản trước kia) đang tồn tại và có thể có trong tưong lai.

    = Tài sản vô hình:

    Là những quyên tài sản (nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định và thường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao. Tuy nhiên một số quyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủy quyền cho chủ thể khác. Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan để thấy được và không thể dùng đại lương để tính. Nhưng trong quá trình chuyển giao có thẻ quy ra tiền (cái này là quan trọng nhất). Tùy từng thời điểm nhất định mà quyền tài sản có giá như thế nào. Việc gây thiệt hại về tài sản vô hình của chủ thể sẽ phải bồi thường nhưng rất khó để xác định giá trị của nó. Ngoài những quy định trong luật còn việc xác định giá trị của tài sản vô hình khong thể xác định được.

    Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu.

*Phần III: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

    • Chương 17: Gồm 148 điều (280-427) những quy định chung.

      • Mục 1: Gồm 3 điều (280-282) quy định về nghĩa vụ dân sự.
      • Mục 2: Gồm 19 điều (283-301) quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự.
      • Mục 3: Gồm 7 điều (302-308) quy định về trách nhiệm dân sự.
      • Mục 4: Gồm 9 điều (309-317) quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự.
      • Mục 5: Gồm 56 điều (318-373) quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm quy định chung (318-325), cầm cố tài sản (326-341), thế chấp tài sản (342-357), đặt cọc (358), ký cược (359), ký quỹ (360), bảo lãnh (361-371), tín chấp (372-373).
      • Mục 6: Gồm 14 điều (374-387) quy định về chấm dứt nghĩa vụ dân sự
      • Mục 7: Gồm 40 điều (388-427) quy định về hợp đồng dân sự, bao gồm giao kết hợp đồng dân sự (388-411), thực hiện hợp đồng dân sự (412-422) và sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự (423-427).

    • Chương 18: Gồm 166 điều (428-593) quy định về hợp đồng dân sự thông dụng.

      • Mục 1: Gồm 35 điều (428-462) quy định về hợp đồng mua bán tài sản, bao gồm quy định chung (428-449), hợp đồng mua bán nhà (450-455) và quy định riêng về mua bán tài sản (456-462).
      • Mục 2: Gồm 2 điều (463-464) quy định về hợp đồng trao đổi tài sản.
      • Mục 3: Gồm 6 điều (465-470) quy định về hợp đồng tặng cho tài sản.
      • Mục 4: Gồm 9 điều (471-479) quy định về hợp đồng vay tài sản.
      • Mục 5: Gồm 32 điều (480-511) quy định về hợp đồng thuê tài sản, bao gồm quy định chung (480-491), hợp đồng thuê nhà (492-500) và hợp đồng thuê khoán tài sản (501-511).
      • Mục 6: Gồm 6 điều (512-517) quy định về hợp đồng mượn tài sản.
      • Mục 7: Gồm 9 điều (518-526) quy định về hợp đồng dịch vụ.
      • Mục 8: Gồm 20 điều (527-546) quy định về hợp đồng vận chuyển, bao gồm hợp đồng vận chuyển hành khách (527-534) và hợp đồng vận chuyển hàng hóa (535-546).
      • Mục 9: Gồm 12 điều (547-558) quy định về hợp đồng gia công.
      • Mục 10: Gồm 8 điều (559-566) quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản.
      • Mục 11: Gồm 14 điều (567-580) quy định về hợp đồng bảo hiểm.
      • Mục 12: Gồm 9 điều (581-589) quy định về hợp đồng ủy quyền.
      • Mục 13: Gồm 4 điều (590-593) quy định về hứa thưởng và thi có giải.

    • Chương 19: Gồm 5 điều (594-598) quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền.
    • Chương 20: Gồm 5 điều (599-603) quy định về nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi thế về tài sản không có căn cứ pháp luật.
    • Chương 21: Gồm 27 điều (604-630) quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bao gồm quy định chung (604-607), xác định thiệt hại (608-612), bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể (613-630).

*Phần IV: Thừa kế

Chương 22: Gồm 15 điều (631-645) quy định chung.

    • Chương 23: Gồm 28 điều (646-673) quy định về thừa kế theo di chúc.
    • Chương 24: Gồm 7 điều (674-680) quy định về thừa kế theo pháp luật.
    • Chương 25: Gồm 7 điều (681-687) quy định về thanh toán và phân chia di sản.

*Phần V: Quyền sử dụng đất

    • Chương 26: Gồm 5 điều (688-692) quy định chung.
    • Chương 27: Gồm 4 điều (693-696) quy định về hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất.
    • Chương 28: Gồm 6 điều (697-702) quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
    • Chương 29: Gồm 12 điều (703-714) quy định về hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất, bao gồm:

      • Mục 1: Gồm có 11 điều (703-713) quy định về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.
      • Mục 2: Gồm có 1 điều (714) quy định về hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất.

    • Chương 30: Gồm 7 điều (715-721) quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
    • Chương 31: Gồm 5 điều (722-726) quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
    • Chương 32: Gồm 6 điều (727-732) quy định về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
    • Chương 33: Gồm 3 điều (733-735) quy định về thừa kế quyền sử dụng đất.

*Phần VI: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ



    • Chương 34: Gồm 14 điều (736-749) quy định về quyền tác giả và quyền liên quan, bao gồm:

      • Mục 1: Gồm có 8 điều (736-743) quy định về quyền tác giả
      • Mục 2: Gồm có 6 điều (744-749) quy định về quyền liên quan đến quyền tác giả.

    • Chương 35: Gồm 4 điều (750-753) quy định về quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
    • Chương 36: Gồm 4 điều (754-757) quy định về chuyển giao công nghệ

Theo Điều 2(viii) của Công ước Stockholm ngày 14 tháng 7 năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ (intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:


  • Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
  • Sự thể hiện của các nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi âm, bản ghi hình,
  • Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của loài người,
  • Phát minh khoa học,
  • Kiểu dáng công nghiệp,
  • Nhãn hiệu (hàng hoá), nhãn hiệu dịch vụ, tên và chỉ dẫn thương mại,
  • Quyền (bảo vệ) chống cạnh tranh không lành mạnh,
  • Và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hay nghệ thuật.

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (viết tắt từ tiếng Anh: World Intellectual Property OrganizationWIPO) là một trong những cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc có mục tiêu chính là đẩy mạnh hoạt động trí tuệ sáng tạo và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ sang các nước đang phát triển nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá (điều 1 của Hiệp ước giữa UN và WIPO năm 1974). WIPO có 181 nước thành viên và quản lý 21 hiệp ước quốc tế. Trụ sở của WIPO đặt tại Geneva, Thụy Sỹ


*Phần VII: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:

Không lập thành chương, bao gồm các điều từ 758 đến 777.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét