30 thg 10, 2007

HỆ THỐNG TỔ CHỨC, THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC TỐ TỤNG CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP TẠI ÚC

Th.S. Hoàng Văn Tú - Nguyễn Trường Giang

Vụ pháp luật - Văn phòng Quốc hội

Từ năm 1901, nước úc thống nhất là một liên bang gồm 6 tiểu bang (Queensland, New South Wales, Victoria, Tasmania, South Australia, Western Australia) và hai khu tự trị (Canberra, North Australia). úc là một thuộc địa của Anh nên hệ thống chính trị và luật pháp của úc ảnh hưởng rất nhiều theo hệ thống pháp luật Anh quốc. Bên cạnh Chính phủ liên bang có Tổng toàn quyền liên bang là người đại diện duy nhất của Nữ hoàng Anh tại úc. Chính phủ tiểu bang của úc có các toàn quyền là người đại diện của Nữ hoàng Anh tại các tiểu bang. úc là một nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Common LawSystem). Tuy nhiên, vẫn có những đạo luật do Quốc hội liên bang và tiểu bang ban hành. Toàn quyền của úc được thành lập theo Hiến pháp và là một tổ chức quyền lực trong hệ thống bộ máy nhà nước. Các phán quyết của Toà án là biểu thị quyền t pháp. Các quan toà được Chính phủ đề nghị Tổng toàn quyền liên bang bổ nhiệm và phải làm tốt nhiệm vụ để nhân dân tín nhiệm.

Hệ thống tổ chức toà án của úc được thành lập theo thẩm quyền của liên bang và tiểu bang.

- Tại liên bang có: Toà án tối cao liên bang (Hight Court), Toà án liên bang (Federal Court) và toà án gia đình và các toà chuyên biệt.

- Tại tiểu bang: Toà án thợng thẩm tiểu bang (Supreme Court), Toà án khu vực (County Court or District Court) và Toà tiểu hình mà mỗi tiểu bang có tên gọi khác nhau (Local Court, Magistrate's Courts or Court of Summary Jurisdiction).

II/ Hệ thống toà án liên bang

1. Toà án tối cao liên bang

(Hight Court) được đặt tại thủ đô Canberra, có 7 vị quan toà được Tổng toàn quyền liên bang úc bổ nhiệm.Toà án tối cao liên bang có thẩm quyền sơ thẩm các vụ án tranh chấp giữa tiểu bang với tiểu bang hoặc giữa tiểu bang với liên bang, giải thích hiến pháp và phúc thẩm những vụ án do Toà án gia đình, Toà chuyên biệt, Toà liên bang và Toà thợng thẩm chuyển lên. Do luật án lệ, Toà án tối cao ở úc cũng giống như Toà án tối cao của nước Anh (Viện trưởng lão) chỉ xét xử những án xét cho chống án.

2. Toà liên bang

(Federal Court) được đặt tại bang New South Wales, Toà án liên bang được thành lập năm 1977 theo đạo luật do Quốc hội Liên bang ban hành năm 1976; có 48 vị quan toà được phân bổ rải rác cả nước, đứng đầu là chánh án toà liên bang. Trước năm 1990, Toà liên bang do Bộ t pháp quản lý. Ngày nay, Toà liên bang độc lập và chỉ phải báo cáo trước Quốc hội về công việc cũng như về ngân quỹ.

Toà án liên bang có thẩm quyền xử lý các loại việc theo luật liên bang quy định. Toà liên bang không xét xử về hình sự và cũng không hớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, nhưng các bản án mà Toà liên bang đã xử là án lệ cho các toà án khác.

Toà liên bang xét xử phúc thẩm các vụ án do Toà án gia đình, các Toà chuyên biệt của liên bang gửi lên và xét xử phúc thẩm những vụ án có kháng án do Toà liên bang xử sơ thẩm. Khi xử sơ thẩm có một thẩm phán và khi xử phúc thẩm có ba thẩm phán. Để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân được chống án đủ bốn cấp, Toà liên bang còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án do Toà thợng thẩm của hai khu tự trị gửi lên vì tại hai lãnh thổ liên bang này không có Toà án khu vực.

3. Toà gia đình

(Family Court) thuộc liên bang được thành lập từ năm 1975, trụ sở chính đặt tại New South Wales, có nhiều chi nhánh ở các bang khác, tất cả các vụ án về hôn nhân và gia đình của úc được xử sơ thẩm và phúc thẩm tại đây.

4. Các toà chuyên biệt

của liên bang như Toà khánh tận, Toà đất đai, Toà hành chính, Toà lao động, Toà xử những việc liên quan đến cựu chiến binh.. . xét xử sơ thẩm các loại việc đúng như tên gọi của nó. Bản án sơ thẩm của toà chuyên biệt có kháng cáo thì Toà

liên bang xét xử phúc thẩm.

III. Hệ thống toà án tiểu bang

1. Toà thượng thẩm

(Supreme Court) được đặt tại các tiểu bang, có 9 thẩm phán chuyên xử phúc thẩm và nhiều thẩm phán khác xét xử sơ thẩm.

Toà thượng thẩm có quyền xét xử sơ thẩm về hình sự đối với các vụ án nghiêm trọng như giết người, xâm phạm an ninh quốc gia và các tội về ma tuý có số lượng lớn, xét xử các tranh chấp dân sự (bao gồm cả kinh tế, thơng mại) có giá trị từ 750.000 ASD trở lên.

Toà thượng thẩm xét xử các phúc thẩm các vụ án có kháng cáo của Toà án khu vực chuyển lên và các vụ án do Toà thợng thẩm xử sơ thẩm.

Những trường hợp đặc biệt, Toà thượng thẩm xét xử phúc thẩm các vụ án mà toà tiểu hình (Local Court) có kháng cáo.

Những án lệ và những đạo luật quy định (nh trách nhiệm lao động, bồi thường thiệt hại, khiếu nại luật s..) được Toà thợng thẩm áp dụng để xét xử. Nếu án sơ thẩm xử theo quy định nào thì phúc thẩm xét xử theo quy định ấy.

Toà Thợng thẩm khi xét xử sơ thẩm có một thẩm phán và có bồi thẩm đoàn gồm 12 người tham dự. Khi phúc thẩm án của Toà khu vực cũng có một thẩm phán nhng khi phúc thẩm các án do Toà thượng thẩm xử sơ thẩm thì có hội đồng gồm 3 thẩm phán. Những vụ án phức tạp thì hội đồng có thể là 5 hoặc 7 thẩm phán.

Khi xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử lại toàn bộ vụ án chứ không xét riêng nội dung mà bị cáo chống án.

2. Toà khu vực

(District Court) được đặt tại khu vực của tiểu bang (ở tiểu bang New South Wales có khoảng 6 triệu dân, có 5 Toà khu vực), số lượng thẩm phán được bổ nhiệm và bố trí theo yêu cầu.Toà khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có khung hình phạt từ 2 năm tù trở lên, trừ các vụ án giết người, xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm ma tuý có số lượng lớn; sơ thẩm các tranh chấp dân sự có giá trị từ 40.000- 750.000 ASD; xử phúc thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của toà tiểu hình có kháng cáo. Toà khu vực xét xử sơ thẩm về hình sự gồm một thẩm phán và bồi thẩm đoàn gồm 12 người, trờng hợp bị cáo từ chối sự có mặt của bồi thẩm đoàn thì chỉ có 1 thẩm phán xử (quy định này được áp dụng cho cả các phiên toà sơ thẩm hình sự thuộc thẩm quyền của Toà thượng thẩm).

Ngoài việc xét xử phúc thẩm các vụ án do toà tiểu hình xử sơ thẩm, toà khu vực còn có quyền xét vụ án do toà tiểu hình xử sơ thẩm có được chống án hay không, nếu toà khu vực không cho chống án thì bản án sơ thẩm của toà tiểu hình có hiệu lực pháp luật.

3. Toà tiểu hình

(Local Court) được đặt rải rác ở các khu vực thuộc tiểu bang. Toà tiểu hình được thành lập theo khu vực dân c với nguyên tắc cứ 5000 dân có một toà tiểu hình (tiểu bang New South Wales có 161 toà tiểu hình). Số lượng các thẩm phán được bổ nhiệm theo yêu cầu. Toà tiểu hình có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự có khung hình phạt từ hai năm tù trở xuống và xét xử các tranh chấp có giá trị từ 40.000 ASD trở xuống. Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của toà cấp trên cũng được xem xét sơ bộ tại Toà tiểu hình xem có quyết định truy tố tại toà cấp trên hay không.

Tại úc, 95% các sự việc được giải quyết tại toà tiểu hình.

4. Các toà chuyên biệt của tiểu bang bao gồm: Toà bồi thường, Toà vị thành niên.. xét xử những loại việc ngoài thẩm quyền của Toà tiểu hình, Toà khu vực và Toà thượng thẩm. Những bản án của các toà này có thể được chống án lên toà tiểu hình, Toà khu vực và Toà thượng thẩm.

Những vụ án không rõ thẩm quyền, pháp luật cho phép các thẩm phán của tiểu bang và liên bang thoả thuận giao cho toà nào xử (thông thường các vụ án mà đương sự ở hai tiểu bang khác nhau thì toà án nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết).

IV . Thẩm phán- bồi thẩm đoàn- đoàn luật sư - công tố và cảnh sát

1. Thẩm phán

Nguồn bổ nhiệm thẩm phán tại các toà án của úc chủ yếu được lấy từ đội ngũ luật sư và trạng sư. Riêng Toà tiểu hình hoặc Toà khu vực còn lấy từ các lục sự lâu năm có kinh nghiệm.

Về tiêu chuẩn: Thẩm phán tại úc dựa trên năng lực, đạo đức và tôn trọng quyền lợi của nhân dân. Khi cần bổ nhiệm thẩm phán, Chính phủ thông báo trên các phơng tiện thông tin đại chúng để các luật s, trạng sư biết được tiêu chuẩn, số lượng thẩm phán đang cần. Những người có đầy đủ tiêu chuẩn và tình nguyện làm đơn gửi tới Chính phủ xem xét. Các ứng cử viên thẩm phán phải qua một cuộc phỏng vấn (tổ chức phỏng vấn ở các tiểu bang và ở liên bang gồm Chánh toà, Bộ t pháp, Luật sư đoàn, Trạng sư đoàn), thẩm phán ở bang nào do Bộ t pháp của bang đó đề nghị và Toàn quyền bang đó bổ nhiệm. Sau khi bổ nhiệm, Toà nào thiếu thì thẩm phán mới được điều động đến toà án đó. Thẩm phán tại các Toà thuộc liên

bang do Tổng toàn quyền liên bang bổ nhiệm. Thẩm phán ở úc được bổ nhiệm suốt đời, tuổi phục vụ của các thẩm phán tiểu bang không quá 72 và thẩm phán liên bang không quá 73. Các thẩm phán được bổ nhiệm thường bước vào tuổi 40 hoặc 50; ở những vùng đô thị lớn, thẩm phán tại các toà khu vực và toà tiểu hình cứ 3 năm lại thay đổi nơi công tác nhưng ở các vùng xa xôi hẻo lánh thì không theo quy định này.

Không ai có thể cách chức được thẩm phán trừ khi họ vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, vi phạm đạo đức. Khi bãi nhiệm thẩm phán phải đa ra trước Quốc hội tiểu bang hoặc liên bang với đa số phiếu tán thành thì thẩm phán đó mới phải bãi nhiệm. Lịch sử ngành Toà án úc từ trước tới nay mới có hai thẩm phán tự từ chức khi có các khiếu kiện (trong đó có 1 thẩm phán phải đa ra trước Quốc hội, nhưng không bị miễn nhiệm và sau đó ông ta từ chức).

Khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ căn cứ vào án lệ hoặc các đạo luật để quyết định. Khi quyết định, thẩm phán giải thích lý do tại sao phải quyết định như vậy. Tại phiên toà, thẩm phán có thể bị thay đổi khi có lý do sau:

+ Thẩm phán đồng thời là nhân chứng;

+ Thẩm phán là người thân thích với đương sự hoặc bồi thẩm nhân dân.

Khi xử một người phạm nhiều tội, thẩm phán có quyền tổng hợp hay không tổng hợp hình phạt mà không coi là vi phạm pháp luật. ở úc hiện nay không có hình phạt tử hình, nên hình phạt cao nhất là tù chung thân. Hàng năm không có việc xét giảm hoặc ân xá mà việc này được thẩm phán quy định ngay trong bản án. Nếu một người bị phạt tù chung thân, nếu trong bản án thẩm phán ghi phải ngồi tù được ít nhất 10 năm mới được ân xá, thì người đó có thể được tha sau khi đã thụ hình được 10 năm. Nhng nếu thẩm phán không ghi thêm câu nào tức là người đó phải ở tù suốt đời.

Năm 1982-1983 ở úc mới thành lập Viện quản lý t pháp, huấn luyện cho thẩm phán mới vào nghề và đang hành nghề. Thời gian tập huấn tối đa 3 ngày trong một năm, nội dung chủ yếu là cập nhật pháp luật, các kiến thức về văn hoá- xã hội- tập quán địa phơng và sử dụng công nghệ kỹ thuật.

2. Bồi thẩm đoàn

Bồi thẩm đoàn là những người dân sinh sống tại địa phơng có trong danh sách cử tri (18 tuổi trở lên) do Chính phủ quản lý khi bầu cử. Danh sách này được Toà án chọn làm bồi thẩm cho từng vụ xét xử. Những người dị tật, bị phá sản, bị tội hình sự hoặc những người đã học luật, nghị sĩ, luật sư, cảnh sát, công tố, quan toà.. . không được chọn làm bồi thẩm đoàn.

Trong những ngày làm nhiệm vụ bồi thẩm được trả lơng bất kể thời gian xử dài hay ngắn. Khi xét xử sơ thẩm từ cấp toà khu vực trở lên mới có bồi thẩm đoàn. Số lượng bồi thẩm đoàn là 12 người cho mỗi vụ án hình sự và 4 người cho vụ án dân sự. Việc có bồi thẩm đoàn hay không trong vụ xử hoàn toàn phụ thuộc vào ý nguyện của bị cáo. Nếu bị cáo từ chối không có bồi thẩm đoàn cũng được toà án chấp nhận. Khi xét xử, bồi thẩm đoàn quyết định về dữ kiện, quyết định có tội hay không có tội mà không cần phải giải thích lý do. Nếu ý kiến của các thành viên trong bồi thẩm đoàn trái ngược nhau, toà tuyên hoãn xử và triệu tập bồi thẩm đoàn khác, và lần này ông Trưởng công tố sẽ quyết định xử lại hay bỏ luôn mặc dù sau này có điều tra thêm chứng cứ khác.

Thông thường ý kiến của bồi thẩm đoàn là tuyệt đối 100%, riêng ở bang New South Wales nếu trong đoàn bồi thẩm có một vị không đồng ý, Toà vẫn có thể xử.

3. Luật sư - Trạng sư

- Luật sư (Solicitor) là người t vấn chuẩn bị hồ sơ cho công tố, quan toà, cho đương sự, bị cáo hoặc cho các công ty.. .

- Trạng sư (Barrister) là người biện hộ tại Toà.

Tại úc, luật sư, trạng sư có vai trò rất lớn, luật sư và trạng sư giúp đỡ các vấn đề về công tố, t tố cho bị cáo và đương sự. Luật sư có trách nhiệm điều tra, thu thập chứng cứ để trình toà. Hầu hết các vụ án đều có luật s, trạng s. ở úc có tổ chức luật sư để giúp dân nghèo không có điều kiện thuê luật sư vì tiền công thuê luật sư rất đắt. Bên nào thua kiện thì phải chịu

chi phí cho bên thắng kiện kể cả tiền thuê mớn luật sư. Luật sư khi hành nghề phải được cấp giấy phép. Gấy phép hành nghề của luật sư do đoàn luật sư cấp và Bộ t pháp chứng nhận. Luật sư đăng ký hành nhề tại tiểu bang nào chỉ được

hành nghề tại tiểu bang ấy. Khi có các vụ án mà đương sự ở các tiểu bang khác nhau, thì luật sư đại diện cho đương sự tại tiểu bang này phải liên hệ với luật sư ở tiểu bang mà tại đó toà án trực tiếp xét xử làm đại diện. Không làm như vậy, nếu thắng kiện cũng khó đòi được tiền bồi thường.

4. Công tố và cảnh sát t pháp

- Viện công tố có trách nhiệm truy tố bị can ra toà. ở úc công tố đa ra toà từ cấp toà khu vực trở lên.

- Cảnh sát t pháp (cũng được học luật và những kỹ năng cần thiết), truy tố bị ban, bị cáo ra trước toà tiểu hình. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm đa trát hầu toà, thông báo buộc thi hành án và trực tiếp thi hành án (trước đây, theo luật án lệ, ở úc không được đa trát hầu toà vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ, nhng nay quy định này đã bị bãi bỏ, trát hầu toà có thể đa bất kỳ ngày nào).

V. Trình tự thủ tục tố tụng tại toà

Theo pháp luật úc, cho đến khi mở phiên toà, thẩm phán không đọc trước và không biết gì về nội dung vụ án. Theo lịch phân công, khi được giao hồ sơ, lúc đó thẩm phán mới biết mình chịu trách nhiệm xử vụ nào.

1. Đối với các vụ án hình sự

Tại úc, 95% vụ án hình sự trước tiên được giải quyết tại Toà tiểu hình. Khi một người có tội đa đến toà, việc đầu tiên là lấy dấu vân tay của người đó lu vào hồ sơ. Sau đó, Toà tiểu hình xác định hành vi tội phạm đó thuộc thẩm quyền của toà nào. Nếu hành vi phạm tội đó được quy định có khung hình phạt từ hai năm tù trở lên thì Toà tiểu hình gửi hồ sơ vụ án sang Viện công tố để truy tố trước toà khu vực. Nếu hành vi phạm tội thuộc khung hình phạt dới hai năm tù, toà án sẽ ấn định ngày xử chính thức. Khi xét xử, công tố viên (thường là trạng sư công tác tại Viện công tố) đọc bản cáo trạng về hành vi phạm tội, trình toà các chứng cứ thu thập được. Sau đó, luật sư đại diện cho bị can, bị cáo trình bày và đa ra chứng cứ của mình; chứng cứ có thể là vật, lời khai của nhân chứng. Nếu nhân chứng có mặt tại tại toà, họ được bố trí ngồi cách biệt tại phòng bên cạnh. Khi cần đến lời khai của họ mới được nhân viên của toà dẫn vào phòng xử. Trước tiên, nhân chứng phải đặt tay lên quyển kinh thánh và thề nói sự thật. Thủ tục này rất uyển chuyển vì úc là một nước đa sắc tộc nên có nhiều người theo các tôn giáo khác nhau. Nếu không phải là người công giáo thì toà án cho phép họ thề theo cách riêng của họ. Có trường hợp, nhân chứng ở một nước khác nhng do kỹ thuật thông tin hiện đại nên có thể toà lấy lời khai của họ qua cầu truyền hình. Trong suốt quá trình xử án, thẩm phán nói rất ít và thường là nhắc nhở các bên đa ra các câu hỏi và trả lời đúng nội dung vụ án và giữ gìn trật tự phiên toà. Chính vì vậy, việc xét xử tại toà án của người úc, người ta chỉ dùng từ

"Nghe" (Hearing). Sau khi nghe các bên trình bày, tranh luận, thẩm phán xem xét chứng cứ có được thu thập một cách hợp pháp hay không, có phù hợp với sự thật vụ án hay không, sau đó tuyên án. Trong bản án, thẩm phán phải ghi rõ lý do tại sao lại quyết định như vậy. Đối với các vụ án có bồi thẩm đoàn, khi bồi thẩm đoàn nghe toàn bộ nội vụ án quyết định là có tội thì thẩm phán quyết định áp dụng pháp luật và tuyên án. Trong bản án thẩm phán có thể ghi thời hạn tối đa và thời hạn tối thiểu chấp hành hình phạt. Trong trường hợp ấy, khi bị cáo chấp hành hết thời hạn tối thiểu, nếu chấp hành tốt có thể được trả tự do sớm, phần thời gian còn lại coi như hưởng án treo.

Thời gian kết thúc một vụ xử tuỳ theo tính chất, mức độ phạm tội. ở toà tiểu hình có thể một ngày thẩm phán có thể giải quyết đến 40- 50 vụ, nhng cũng có vụ phải xử hàng tuầu lễ.

2. Đối với các tranh chấp dân sự

Các tranh chấp dân sự ở úc có đến 95% được giải quyết theo hớng khác (ngoài toà án) vì các lý do sau:

- Đỡ tốn kém;

- Giải quyết được nhanh chóng;

- Giữ được mối quan hệ giữa các đương sự (nhất là các vụ án thơng mại- kinh tế. ở úc quy định tất cả các vụ án nếu không là hình sự đều là dân sự).

- Thoả mãn được yêu cầu của các bên, vì vậy dễ thi hành án.

Có bốn cách giải quyết theo hướng khác:

a/ Thương lượng (Negotiation)

Các bên tranh chấp tự nguyện thơng lượng về cách giải quyết mà không có thể thức đặc biệt nào.

b/ Điều đình qua trung gian (Mediation)

Hai bên tranh chấp có thể nhờ một người thứ ba làm trung gian để đàn phán khi họ không tự thương lượng được. Người điều đình trung gian này có thể bất kỳ là người nào nhưng họ phải có uy tín, có kinh nghiệm và hiểu biết pháp luật giúp các bên tìm hướng giải quyết tranh chấp.

c/ Hoà giải (Conciliation)

Cũng là người thứ ba giúp đỡ hai bên, họ có thể nêu hớng giải quyết để các bên tranh chấp lựa chọn.

d/ Trọng tài (arbitation)

Cũng là biện pháp hoà giải nhng có mặt của trọng tài (người trọng tài thường là các trạng sư, luật sư); khi các bên đồng ý thoả thuận về cách giải quyết tranh chấp, trong tài ra quyết định và mọi người buộc phải tuân theo. Các quyết định của trọng tài nếu hai bên không đồng ý có thể ra toà và toà án chỉ xem xét việc trọng tài có áp dụng đúng pháp luật hay

không (ở úc, các quyết định của trọng tài quốc tế đều được thi hành, nhng các quyết định của trọng tài trong nước toà án có thể bác bỏ).

Nếu các bên không thoả thuận được cách giải quyết tranh chấp theo các hướng trên, hai bên có thể kiện ra toà để xét xử. Trước khi xét xử, toà án vẫn có thể tiến hành hoà giải, trong các toà án có một số quan toà, lục sự được huấn luyện phương pháp hoà giải nên nhiều vụ tranh chấp dù đã kiện ra toà vẫn được giải quyết bằng hoà giải. Có thể đến đây, đựơc sự

phân tích của các quan toà, lục sự, các đương sự mới nhận thấy được lợi ích của họ được bảo đảm khi hào giải.

e/ Tố tụng tại toà án

Quy định tố tụng tại toà về vụ án dân sự theo pháp luật úc cũng rất ngắn. Phiên toà diễn ra thế nào theo án lệ, luật pháp và các thông lệ. Toà án theo mong muốn của hai bên, yêu cầu của trạng sư hai bên. Tiến trình vụ án tiến hành nhanh hay chậm đều do trạng sư của hai bên quyết định. Khi trạng sư của một bên thấy có những điều bất lợi cho thân chủ thì

họ thường tìm cách trì hoãn, lúc đó toà can thiệp, nhắc nhở. Khi nhận đủ hồ sơ về vụ kiện, toà án quyết định ngày xét xử. Việc này được quy định chung cho các vụ án dân sự. Vì vậy, chúng tôi lấy trình tự giải quyết một vụ án kinh tế làm điển hình.

Trình tự tố tụng vụ án kinh tế

Bước 1:

Khi có những bất đồng trong hợp đồng, các bên đều mời luật sư đại diện cho mình tham gia tố tụng. Luật sư của bên nguyên gửi thư cho bên bị trình bày việc chuẩn bị kiện ra toà vì không tuân thủ hợp đồng. Nội dung thư cũng nêu rõ quyền của luật sư được thân chủ mời làm đại diện trong vụ kiện đồng thời nêu rõ nội dung tranh chấp và hẹn ngày giải

quyết. Nếu quá thời hạn trên sẽ kiện ra toà. Thường thì thư này không được bên bị trả lời, nếu có trả lời thì cũng do luật sư của họ thảo và trong th cũng nêu rõ lý do pháp lý để giải thích và không quên kèm theo câu "nếu chúng tôi thắng kiện, không những các ngài phải bồi thường mà còn phải chịu toà bộ chi phí". Rất hiếm khi vụ tranh chấp được giải quyết tại

bước này.

Bước 2: Trát gọi hầu toà

Nguyên đơn khi đến toà nộp hồ sơ vụ kiện phải nộp lệ phí 3.320 ADS để lấy đựoc trát gọi hầu toà.

Nội dung của trát gọi hầu toà:

- Tên của các bên tranh tụng;

- Nội dung của sự việc (nêu vắn tắt nội dung tranh chấp, nếu là vụ kiện đòi trả nợ thì phải ghi rõ số tiến và quy định bên thua kiện sẽ phải chi phí và lãi suất, việc quy định mốc thời gian để tính lãi suất do phiên toà);

- Ngày giờ có mặt tại phiên toà;

- Chi tiết cụ thể của vụ án và những quy định của pháp luật;

- Đòi hỏi của nguyên đơn (tơng đối chi tiết).

Thí dụ: Nếu là tranh chấp hợp đồng phải ghi rõ hợp đồng đựơc ký kết như thế nào, quá trình thực hiện, hợp đồng viết tay hay hợp đồng miệng, địa điểm ký. Nội dung vi phạm, những yêu cầu để toà giải quyết. Ngoài ra, trong trát này cũng phải nêu địa vị hợp pháp của bên đi kiện. Toà yêu cầu trát này phải được đa tận tay bị đơn, nếu là công ty thì gửi cho người tiếp dân.

Bước 3: Hướng dẫn tại Toà

Toà triệu tập các bên tranh chấp để nghe các bên trình bày quan điểm của mình để xem xét các vấn đề: liệu hai bên có thực sự tranh chấp? Nội dung của sự tranh chấp? Liệu có khả năng giải quyết bằng hoà giải? Bên kia có chấp nhận sự cáo buộc hay còn khiếu nại? Có thể ngoài hợp đồng còn có nội dung nào khác nữa? Nếu toà thấy rõ ràng có sự tranh chấp, yêu cầu bị đơn trình bày. Bị đơn trình bày đúng các phần mà phía nguyên đơn đã nêu, nhng trước khi trình bày phải khẳng định có chấp nhận sự cáo buộc hay không. Bị đơn có thể trình bày những phần mà nguyên đơn không nêu. Sau đó, toà ấn định thời gian hớng dẫn lần 2. Trong lần hớng dẫn này toà yêu cầu các bên phải nộp tài liệu cũng như thẩm định các tài liệu đó. Tài liệu mà các bên nộp cho toà đều phải gửi đến bên kia. Qua bước này toà ấn định ngày đa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Điều tra phát hiện

Việc điều tra phát hiện các chứng cứ trong các vụ án dân sự, pháp luật úc quy định không phải là việc của Toà án mà hoàn toàn thuộc trách nhiệm của các bên tranh tụng. Vì vậy, để bảo đảm cho vụ kiện thắng lợi, luật sư của hai bên phải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ. Càng có nhiều chứng cứ khả năng thắng lợi tại toà càng nhiều. Quá trình này không những tốn kém về thời gian mà còn tốn kém cả về tiền bạc. Một trong các phơng án xây dựng hồ sơ là phỏng vấn, luật pháp quy định (tại toà thợng thẩm) mỗi bên được hỏi bên kia 30 câu, nếu quá 30 câu phải xin phép toà để họ trả lời. Luật sư phải là người đặt câu hỏi, vì vậy luật sư không chỉ là người hiểu biết pháp luật mà còn có kỹ năng đặt câu hỏi sao cho việc trả lời ngắn gọn mà lại thu được nhiều thông tin nhất. Khi đã có các câu hỏi, bên kia có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đồng thời đây cũng là tài liệu được trình toà. Mỗi câu trả lời đều có lời thề và chứng nhận của luật sư.

Nếu nguyên đơn không trở lời các câu hỏi, toà đình chỉ vụ án. Nếu bị đơn không trả lời, toà tuyên bố nguyên đơn thắng kiện. Ngoài việc đặt câu hỏi, luật sư của các bên có trách nhiệm thu thập tài liệu, tìm nhân chứng. Các tài liệu quá 6 tháng trước khi xảy ra tranh chấp luật sư có thể thu hồi hoặc yêu cầu thân chủ thu hồi. Những tài liệu không thu hồi được cũng phải nêu rõ quá trình tìm kiếm và thu hồi nhng không có kết quả. Khi đã thu thập được chứng cứ, tài liệu, luật sư lên danh sách các tài liệu trình toà, tài liệu phải được sắp xếp theo thời gian phù hợp với quá trình tranh chấp. Các tài liệu phải được

ghi rõ: tên văn kiện, ngày tháng, số liệu... Khi trình toà đồng thời phải gửi cho bên kia. Làm như vậy các bên đều biết rõ về nội dung các tài liệu trình toà và khi thẩm phán quyết định một vấn đề nào đó họ không bị bất ngờ. Nếu một bên cố tình giấu giếm chứng cứ khi ra toà mới trình sẽ không được chấp nhận. Không phải tài liệu, chứng cứ nào cũng phải trình toà mà có những tài liệu được miễn.

Những tài liệu đó thường là:

- Các tài liệu trong đó có các lời khuyên của thân chủ;

- Những tài liệu nào mà một bên cho rằng là bảo mật mà nội dung không chỉ liên quan đến vụ án. Khi nộp hồ sơ, chứng cứ cho toà án, các bên đều phải có lời tuyên thệ cam đoan không có chứng cứ, tài liệu nào nữa.

Bước 5: Thủ tục tại toà

Mở đầu phiên toà là lời cáo buộc của nguyên đơn, kèm theo lời cáo buộc có các bằng chứng (gồm hồ sơ và người làm chứng).

Lời đáp của bị đơn, ngoài bằng chứng trả lời nguyên đơn, bị đơn còn đa ra các bằng chứng của mình (cũng gồm hồ sơ và người làm chứng).

Các trạng sư đối chứng tài liệu bằng cách phỏng vấn người làm chứng của hai bên. Việc đưa nhân chứng thường diễn ra vào ngày đầu tiên của vụ xử. Trước hết là nhân chứng của nguyên đơn, sau đó là nhân chứng của bị đơn. Thẩm phán có nhiệm vụ xem xét các chứng cứ của hai bên thu thập hợp pháp hay không và kết luận chứng cứ nào có giá trị. Căn cứ vào chứng cứ, thẩm phán thấy lý thuộc về bên nào (66% có lý) tuyên bố bên đó thắng kiện

=============================

Source: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 3/2000

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét